Bạn là một nhà giao dịch theo hành động giá – Price Action?
Bạn biết sử dụng những mô hình nến kết hợp với các mức kháng cự – hỗ trợ.
Bạn giao dịch các mô hình nến Pinbar và Engulfing tại khu vực hỗ trợ / kháng cự quan trọng.
Nhưng tôi nghĩ bạn sẽ đồng ý với tôi khi tôi nói một vài vấn đề như thế này: Đôi khi bạn đang chờ đợi một cú Pullback trong một xu hướng mạnh nhưng thực sự nó không hồi lại, hoặc là có quá ít giao dịch trong một khoảng thời gian dài khiến bạn tự hỏi liệu bạn có đang giao dịch không.
Đừng lo lắng, đây không phải là vấn đề của riêng bạn.
Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ với bạn 4 vấn đề lớn nhất với các nhà giao dịch hành động giá, và cách bạn có thể sửa chúng ngay lập tức.
1. Có quá ít cơ hội giao dịch
Giao dịch theo hành động giá yêu cầu một sự kiên nhẫn cao độ. Các tín hiệu chất lượng thường yêu cầu ở khung thời gian cao như Daily, Weekly, vì vậy đem đến cho bạn cảm giác chờ đợi rất lâu. Mặt khác khi giá phản ứng tại các kháng cự hỗ trợ này không phải lúc nào cũng có tín hiệu giao dịch như sự xuất hiện của các mẫu nến Pinbar, Engulfing.
Đôi lúc giá chỉ chạm kháng cự hỗ trợ mà không có tín hiệu giao dịch nào, và tiếp tục di chuyển và bạn bỏ lỡ cơ hội. Vậy bạn có thể làm gì?

Có một cách khắc phục là không đợi đến khi có xác nhận: “don’t wait for confirmation”. Bạn có thể xác định các Key Level như bình thường và giao dịch tại các ngưỡng đó mà không cần có sự xác nhận của tín hiệu nến.
Thử nghiệm trên tài khoản demo hoặc cent, sau đó so sánh với kết quả thực tế của bạn về tần suất giao dịch và lợi nhuận. Bạn có thể bất ngờ với kết quả này.
Cách khác là bạn có thể mở rộng thị trường giao dịch. Với 27 cặp tiền tệ, cộng thêm hàng hóa, chỉ số, chứng khoán, BTC,…cũng có thể giúp bạn mang lại nhiều cơ hội giao dịch hơn.
Vấn đề tiếp theo:
2. Chờ giá tiếp cận kháng cự – hỗ trợ?
Các nhà giao dịch hành động giá thường giao dịch tại các mức kháng cự hỗ trợ chính, hoặc các vùng quan trọng như Fibo 50,…nhưng trong một trend mạnh giá có thể tiếp tục di chuyển mà không có bất cứ đợt hồi phục nào đủ thuyết phục. Do đó bạn sẽ thường bỏ lỡ các trend mạnh.

Giải pháp là: Bạn di chuyển xuống khung thời gian (time frame) nhỏ hơn để tìm kiếm các cơ hội giao dịch thuận với xu hướng chính. Chẳng hạn bạn đang giao dịch khung thời gian Daily thì có thể di chuyển xuống 4h hoặc 1h để tìm cơ hội.

3. Vấn đề Stoploss
Về cơ bản hầu hết chúng ta thường đặt Sl một khoảng dưới mức cao – thấp của nến tín hiệu, hoặc trên kháng cự, dưới hỗ trợ quan trọng. Tuy nhiên các nhà môi giới không ngốc nghếch và có thể đoán được đâu là các điểm stop loss của bạn mà không cần nhìn vào nơi đặt lệnh của bạn. Do đó, bạn thường bị đẩy ra khỏi giao dịch của mình một cách không cần thiết, chỉ để xem giá quay lại thuận lợi với bạn. Có vẻ quen thuộc phải không?
Dưới đây là một ví dụ về Price action trong thị trường ngoại hối:

Một cách tiếp cận mà bạn có thể xem xét là sử dụng chỉ báo ATR để đánh giá khoảng cách xa nhất mà stop loss của bạn nên được đặt. Như vậy, nếu bạn bị đẩy ra khỏi giao dịch, đó là một dấu hiệu tốt cho thấy mức hỗ trợ và kháng cự đã không giữ được vững chắc.
Một SL được đặt thêm 1 khoảng ATR sẽ giúp bạn tránh những cú quét SL đáng tiếc, nhưng đổi lại bạn sẽ bị giảm tỉ lệ R:R. Tuy nhiên, một giao dịch an toàn có lợi nhuận nhỏ vẫn tốt hơn một giao dịch có rủi ro cao và lợi nhuận lớn.
4. Độ lớn của nến tín hiệu
Theo Price Action thì các bộ nến đảo chiều có vai trò xác nhận xem kháng cự hỗ trợ có được giữ vững hay không.
Các mô hình nến như Pinbar và Engulfing pattern có kích thước và hình dạng khác nhau. Nhưng liệu chúng có được tạo ra bằng nhau không? Câu trả lời là: Không nhất thiết. Pinbar hoặc Engulfing có kích thước càng lớn, thì sự từ chối giá càng mạnh.

Nhưng nếu bạn nhận được một Pinbar nhìn nhỏ và thiếu thuyết phục, bạn vẫn sẽ giao dịch nó chứ? Làm thế nào để bạn định lượng kích thước của Pinbar để giao dịch? Một cách để khắc phục vấn đề này là sử dụng chỉ báo ATR để đánh giá độ biến động của thị trường và so sánh nó với phạm vi của cây nến tín hiệu. Bạn có thể tìm kiếm các nến tín hiệu có phạm vi lớn hơn so với ATR. (thường từ 1.5-2 lần).
Tuy nhiên tránh giao dịch các nến tín hiệu quá lớn ảnh hưởng đến tỉ lệ R:R đem lại. Thường nến quá 3 ATR tôi sẽ không giao dịch.
Một số câu hỏi thường gặp:
1. Nếu bạn bán tại mức kháng cự mà không có xác nhận, liệu bạn có đóng vị trí sớm nếu nến đó đóng trên mức kháng cự nhưng chưa đạt tới mức stop loss của bạn?
Một điểm cần lưu ý là tôi không bán một cách ngẫu nhiên tại mức kháng cự. Là một phần của chiến lược giao dịch hành động giá của tôi, thường tôi sẽ chờ đợi một mô hình hành động giá như mô hình nến sao, hoặc mô hình engulfing,… để quyết định liệu tôi có muốn tham gia giao dịch hay không.
Nếu bạn giao dịch mà không có xác nhận, câu hỏi chính là này: Khu vực kháng cự của bạn đã bị vô hiệu hóa chưa?
Nến có thể đóng trên mức kháng cự, nhưng điều đó không có nghĩa là khu vực kháng cự đã bị vô hiệu hóa. Bởi vì kháng cự là một khu vực trên biểu đồ của bạn, không phải một đường thẳng. Vì vậy, nếu khu vực đó vẫn còn nguyên vẹn, thì bạn không nên đóng giao dịch của mình.
Nhưng nếu nến phá và đóng trên khu vực kháng cự của bạn, và vô hiệu hóa khu vực đó, thì đúng, bạn nên thoát khỏi giao dịch.
2. Bạn dùng dừng lỗ tự động hay dừng lỗ theo sau nến đóng cửa mới quyết định?
Đối với tôi, tôi sử dụng lệnh stop loss tự động. Nếu bạn sử dụng stop loss theo nến đóng (dừng lỗ tâm lý) và bạn thấy kết quả giao dịch của mình cải thiện, thì hãy thử nghiệm với nó. Nhưng bất lợi của stop loss “tâm lý” là thường thì các nhà giao dịch không có khả năng tinh thần để thoát khỏi giao dịch khi đến lúc phải thoát. Thay vào đó, họ giữ nó lâu hơn và tổn thất của họ cuối cùng lớn hơn so với dự định ban đầu.
Nếu bạn có kỷ luật để thực hiện stop loss “tâm lý” của mình, thì hãy thử và xem nó có giúp cho kết quả giao dịch của bạn không.