Tài sản số NFT đang trở thành một cơn sốt thực sự. 2 triệu, 5 triệu hay thậm chí 70 triệu USD, là giá mà các nhà đầu tư trả cho các tác phẩm NFT. Thị trường NFT trong nước cũng đã bắt đầu sôi động, thế nhưng cơ hội luôn đi kèm với những rủi ro.
NFT – viết tắt của Non-fungible token (xem chi tiết) là một dạng chứng chỉ xác thực kỹ thuật số không thể sao chép sử dụng công nghệ Blockchain. Xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới vào năm 2017, và bắt đầu tạo nên cơn sốt trên thế giới đầu tư kể từ khi bức tranh 5000 ngày đầu tiên: ‘Everydays – The First 5000 Days’ của họa sĩ Beeple được bán với giá 69,3 triệu USD. Tương tự, dòng twit đầu tiên của CEO Twitter được bán với giá là 2 triệu USD. Hay vừa mới đây là bộ mã nguồn của World Wide Web cũng được đấu giá với mức khởi điểm là 5,4 triệu USD.

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về NFT cũng nhưng hiểu rõ những rủi ro gặp phải khi giao dịch với NFT.
Điều gì khiến giá của các dạng tài sản NFT cao đến vậy?
Thời gian kể từ khi xuất hiện đến nay khá là ngắn. Những kết luận cụ thể về NFT nói chúng là khó, tuy nhiên theo QT giá của tài sản số NFT cao như hiện nay bởi tính duy nhất của nó. Mỗi một NFT có tính duy nhất mà không thể sao chép được. Những nhà đầu tư đang mua nó với giá rất cao mua với sự kỳ vọng trong tương lai với sự độc nhất của nó sẽ còn tăng giá hơn rất nhiều. Việc mua NFT tương tự như việc sưu tầm những món đồ “rất độc”.
Các hình thức của công nghệ NFT

Đến thời điểm hiện tại có thể chia làm 3 dạng khác nhau.
- Dạng 1: NFT đơn thuần – Token Blockchain: Dạng này chúng ta có thể hình dung chung tương tự các dạng tiền số như Bitcoin và nó có thể trao đổi với nhau. Ứng dụng phổ biển là các vật phẩm trong trò chơi điện tử.
- Dạng 2: NFT gắn liền với tác phẩm kỹ thuật số khác. Lúc này NFT đóng vai trò như một đoạn mã xác nhận quyền sở hữu độc quyền, có thể là các đoạn mã như WWW hay bức tranh 5000 ngày đầu tiên ở trên.
- Dạng 3: NFT gắn liền với tài sản hữu hình. Đó có thể là bức tranh vẽ tay của một họa sĩ nổi tiếng, một chiếc đồng hồ cổ độc đáo nào đó, thậm chí có thể là bất động sản. Khi đó NFT như một giấy chứng nhận quyền sở hữu như một sổ đỏ của căn nhà (hình dung đơn giản).

Các tác phẩm NFT sinh ra như thế nào?
2 dạng đầu tiên là tài sản số thuần túy khá khó hình dung. Chúng ta có thể tìm hiểu về dạng thứ 3: NFT gắn liền với tài sản hữu hình nào đó. Đây cũng là thứ mà các nhà đầu tư tại Việt Nam rất quan tâm.
Hãy hình dung: Bạn sở hữu 1 bức tranh và bạn muốn số hóa nó dưới dạng tài sản NFT. Công nghệ Blockchain sẽ giúp bạn làm điều này. Việc đầu tiên là bạn sẽ chụp lại tác phẩm của mình và sau đó bạn phải đưa nó vào trong một khối Blockchain. Sau đó công nghệ Blockchain sẽ xác thực khối này. Việc này tương tự như việc ký xác nhận của tác giả lên tác phẩm. Và kể từ đó nó sẽ cung cấp cho bạn thông tin mọi điều xảy ra với tác phẩm của mình. Chẳng hạn như là lịch sử giao dịch, chuyển nhượng, ai đã đặt giá thầu cho tác phẩm, khi nhà đầu tư đặt giá thì giá nào được chấp nhận, giá nào bị từ chối,…
Việc gắn mã NFT giúp tạo tính độc nhất cho tác phẩm. Việc này có ý nghĩa trong việc xác định quyền sở hữu hoặc tạo ra giá trị lớn cho việc sưu tầm. Mặc dù vậy, công nghệ mới này vẫn còn ở trong trạng thái sơ khai, có nhiều cơ hội và kỳ vọng. Nhưng trước khi bắt đầu đầu tư tiên vào các token này hãy đảm bảo rằng bạn hiểu chính xác những gì bạn đang tham gia. và cách sử dụng chúng.
Thực tế, khi mua nhà chúng ta có sổ đỏ, khi mua xe có giấy đăng kí, vậy NFT được sử dụng như thế nào nếu nó phát triển trong tương lại? Việc NFT có thể chứng minh quyền sở hữu duy nhất thì trong tương lai nó hoàn toàn có thể thay thế những giấy tờ kể trên, và khi giao dịch chỉ đơn giản là chuyển tài sản của chúng ta kèm thêm chuyển mã NFT sang cho chủ nhân mới là xong.
Nhưng điều cơ bản là liệu người ta có công nhận NFT có thể thay thế giấy tờ pháp lý hay không? Về mặt kỹ thuật thì NFT hoàn toàn có thể làm được điều đó, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại chưa có một cơ quan chức năng nào (kể cả trong nước cũng như nước ngoài) đứng ra để đảm bảo: Tài sản trước khi được số hóa thành NFT có được cơ quan nào chứng nhận là của bạn hay không, hay chất lượng của sản phẩm đó như thế nào. Do đó luôn có rủi ro trong giao dịch giữa bên mua và bên bán.
Theo quy trình khởi tạo và giao dịch tài sản số NFT sẽ cần có các đơn vị đảm bảo để lưu trữ và cam kết thực hiện bàn giao tài sản gốc gọi là các trung tâm lưu ký. Chưa kể các trung tâm này giúp khách hàng đánh giá khách quan các tiêu chí chất lượng hàng hóa được đưa lên sàn. Nếu như không có các đơn vị lưu ký uy tín, tài sản của chủ nhân hoàn toàn có thể bị giả mạo, và đưa lên các sàn NFT khác nhau. Và khi đó người mua có thể phải bỏ ra rất nhiều tiền nhưng chỉ sở hữu các phiên bản thứ cấp. Thậm chí với các hàng hóa hữu hình, thì khả năng giành quyền sở hữu là rất khó khăn.
Giao dịch nền tảng NFT tại Việt Nam
Trên các nền tảng NFT hoạt động chính thống, nghĩa là đứng sau có pháp nhân đăng ký hoạt động tại Việt Nam hiện nay thì hầu hết các sản phẩm NFT không chỉ tồn tại trên không gian số mà nó được gắn liền với một sản phẩm thực Nghĩa là cái mà mọi người giao dịch ở đây là một tác phẩm vật lý có giá trị nhưng được bán kèm theo bản NFT như một chứng chỉ để chống hàng giả, dù tính pháp lý trong quy trình hiện nay còn nhiều băn khoăn cho người trong cuộc. Theo chủ quản sàn giao dịch AvatarArt tại Việt Nam chưa có khung pháp lý cho lĩnh vực này. Sàn Avatar Art đang gặp khó trong việc tổ chức trung tâm lưu ký để đảm bảo tài sản cho sàn của mình.
Theo ghi nhận từ thị trường NFT, độ biến động giá của sản phẩm hiện cũng rất lớn. Trang nonfungible.com cho biết có thời điểm đầu năm nay giá trị của nhiều NFT giao dịch trên thế giới giảm đến 70% trong thời gian ngắn. Trên thế giới cũng chưa có khung pháy lý cụ thể nào, Giá trị hiện tại của nó được đẩy lên quá cao là do kỳ vọng của các nhà đầu tư. Có rất nhiều người cũng đã tạo ra các tài sản số NFT dựa trên các tài sản vật lý khác nhau, như những hình ảnh Lan đột biến,… hay những sản phẩm rất bình thương trong cuộc sống. Sau cùng những nhà đầu tư họ nhận ra thực tế không có giá trị nhiều lắm ngoài đời thì lúc đó rõ ràng giá trị sẽ sụt giảm không phanh. Sẽ rất là khó để trong nhiều năm tới tìm ra một cơ sở pháp lý nào để bảo vệ quyền lợi của những người mua tài sản NFT vào thời điểm này. Đơn giản chỉ là niềm tin giữa 2 bên và kỳ vọng của nhà đầu tư mà thôi.
Một rủi ro khác từ NFT. Theo trang Coindesk, những tính chất tạo nên giá trị của NFT bao gồm: không thể phá hủy (bởi dữ liệu được lưu trữ trên chuỗi khối) và có thể xác minh (bởi blockchain cho phép truy xuất ngược nguồn gốc của sản phẩm mà không cần qua một bên thứ ba). Bên cạnh đó, không giống các loại tiền ảo, NFT là duy nhất và không thể sao chép. Do đó, các nhà đầu tư NFT có thể thu giá trị từ sự độc nhất này, tương tự như việc mua bán các món hàng sưu tầm. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng không ai thể bảo đảm giá trị của các đoạn mã token sẽ tồn tại sau vài chục năm tới bởi công nghệ luôn thay đổi mỗi ngày. Một vấn đề nữa đặt ra là nếu chủ sở hữu quên mật khẩu ví thì làm sao để lấy lại quyền sở hữu NFT bởi, cũng giống như tiền ảo, NFT không được quản lý hay vận hành bởi bất kỳ thực thể nào.
Nếu chúng ta có dự định mua một tài sản số NFT nào đó, hãy tìm kiếm các NFT có giá trị thực, ví dụ đơn giản như một bức tranh từ một họa sĩ nổi tiếng.
“Rủi ro là rất lớn”, Nadya Ivanova, nhà quan sát NFT tại L’Atelier – công ty con độc lập của ngân hàng BNP Paribas – nhận định. “Điều quan trọng cần phải hiểu rằng NFT là thị trường còn rất mới và chúng ta sẽ phải trả qua vài chu trì mới xác định được giá trị thực sự của thứ gì đó”.
Tương lai của NFT là rất rõ ràng nhưng vấn đề là thời gian bao lâu? Khi nào? là một câu hỏi chỉ có thời gian mới trả lời được…
Phần bổ sung về NFT:
Cách mua NFT
Nếu bạn muốn bắt đầu bộ sưu tập NFT của mình, đầu tiên bạn sẽ cần một ví kỹ thuật số cho phép bạn lưu trữ NFT và tiền điện tử. Bạn sẽ cần phải mua một số loại tiền điện tử như ETH, tùy thuộc vào yêu cầu của nhà cung cấp NFT. Bạn có thể mua ETH bằng tiền mặt thông qua các nền tảng như Coibase, Binance, Remitano,…Sau đó Kết nối ví với nền tảng bán NFT bạn muốn mua. Khi thanh toán, hãy để ý phí giao dịch vì nhiều lúc, tiền gas trên Ethereum còn cao hơn tiền NFT mà bạn sắp nhận được.
Các dự án ứng dụng NFT phổ biến:
- Axie Infinity
- Decentraland
- Gods Unchained
- My Crypto Heroes
- Binance Collectibles
- Crypto Stamps
NFT và coin? Top 10 NFT Token tiềm năng
Danh sách bộ sưu tập NFT token phổ biến được tìm thấy tại: https://coinmarketcap.com/view/collectibles-nfts/
Các NFT Token tiềm năng có thể kể tới
- Theta
- XTZ
- CHZ
- ENJ
- MANA
- DGB
- BAKE
- FLOW
- OGN
- AXS

Như vậy, qua bài viết này, QT hi vọng có thể cung cấp giúp bạn đọc hiểu cơ bản về xu hướng thị trường NFT hiện nay và những rủi ro gặp phải khi đầu tư NFT. Đối với mọi thị trường tài chính, cơ hội đầu tư lợi nhuận càng lớn thì rủi ro càng cao. Do đó trước khi đầu tư bất kỳ một NFT nào bạn phải đảm bảo về khả năng tài chính và chịu đựng rủi ro trong tầm kiểm soát của bản thân. Nếu có bất cứ ý kiến thắc mắc nào vui lòng để lại bình luận dưới đây để QT có thể giúp bạn.
Chúc các bạn thành công.